Quy chế và quy trình quản lý các sản phẩm trí tuệ của PIPRA

Mục tiêu của quy chế PIPRA về sáng chế, quyền tác giả và các sản phẩm trí tuệ khác là đưa các công nghệ của PIPRA vào áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp và các lĩnh vực khác vì lợi ích của cộng đồng, đồng thời nhìn nhận các đóng góp của tác giả sáng chế và thúc đẩy phổ biến nhanh các kết quả nghiên cứu.

Tổ chức.

Phòng Chuyển Giao Công Nghệ chịu trách nhiệm đàm phán các hợp đồng chuyển giao sản phẩm trí tuệ của PIPRA, chia xẻ thu nhập nhận được qua chuyển giao, quyết định theo đuổi đăng ký bảo hộ sáng chế đối với các sáng chế được bộc lộ và quyết định cho phép tác giả sở hữu sản phẩm trí tuệ.

Phòng Chuyển Giao Công Nghệ chịu trách nhiệm đàm phán các hợp đồng nghiên cứu đối với các nghiên cứu được tài trợ và đảm bảo sự tuân thủ theo các điều khoản của những hợp đồng này.

Quy chế này sẽ áp dụng cho những đối tượng nào?

Tất cả các giảng viên, sinh viên sau đại học, sinh viên đại học, học giả, nghiên cứu viên,hiệu trưởng, trưởng khoa, trưởng bộ môn nhân viên và các đối tượng khác của PIPRA sẽ được phổ biến về quy chế này và có trách nhiệm ký tuân thủ.

Bộc lộ sản phẩm trí tuệ

PIPRA yêu cầu các tác giả nhanh chóng báo cáo cho Phòng Chuyển Giao Công Nghệ tất cả các sản phẩm trí tuệ bao gồm các sáng chế có khả năng bảo hộ, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tác phẩm có thể bảo hộ bởi quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa, giống cây trồng mới, bí mật kinh doanh được tạo ra trong quá trình nghiên cứu.

Mẫu bộc lộ các sản phẩm trí tuệ mới được gọi là Mẫu Bộc lộ Công nghệ và do Phòng Chuyển Giao Công Nghệ cung cấp.

Chủ sở hữu các tài sản trí tuệ

Các quyền sở hữu đối với các sản phẩm trí tuệ như các sáng chế có khả năng bảo hộ, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tác phẩm có thể bảo hộ bởi quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa, giống cây trồng mới, bí mật kinh doanh và các sản phẩm nghiên cứu hữu hình khác được tạo ra bởi các giảng viên, sinh viên sau đại học, sinh viên đại học, học giả, nghiên cứu viên,hiệu trưởng, trưởng khoa, trưởng bộ môn nhân viên và các đối tượng khác trong các chương trình của PIPRA được quy định như sau:

Các tác giả sáng chế/ tác giả sẽ là chủ sở hữu các sản phẩm trí tuệ nếu chúng đáp ứng các điều kiện sau đây:

Sản phẩm trí tuệ không được tạo ra trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu được tài trợ hoặc hợp đồng khác;

Nếu trước đó không ký kết hợp đồng với đơn vị tài trợ và sản phẩm trí tuệ không được tạo ra trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu được tài trợ hoặc hợp đồng khác;

Sản phẩm trí tuệ không đượcđược tạo ra trong khuôn khổ “nhiệm vụ được giao” và không thuộc phạm vi hợp đồng bằng văn bản với MIT bắt buộc phải chuyển giao quyền tác giả hay quyền sở hữu sản phẩm trí tuệ cho PIPRA.

Sản phẩm trí tuệ không đượcđược tạo ra nhờ sử dụng các nguồn kinh phí hoặc trang thiết bị do PIPRA quản lý ( Đã thảo luận trong "Sử dụng trang thiết bị").

PIPRA sẽ sở hữu các sản phẩm trí tuệ đáp ứng các điều kiện sau đây:

Nếu trước đó không ký kết hợp đồng với đơn vị tài trợ, Sản phẩm trí tuệ tạo ra không tạo ra trong quá trình thực hiện chương trình nghiên cứu được tài trợ hoặc hợp đồng khác.

Sản phẩm trí tuệ được tạo ra trong khuôn khổ "nhiệm vụ được giao" hoặc thuộc phạm vi hợp đồng bằng văn bản với PIPRA bắt buộc phải chuyển giao quyền tác giả hay quyền sở hữu sản phẩm trí tuệ cho PIPRA.

Sản phẩm trí tuệ được tạo ra bởi các sử dụng các nguồn kinh phí hoặc trang thiết bị do PIPRA. quản lý.

Chủ sở hữu quyền tác giả

Trừ những trường hợp cụ thể đã ký kết trong các hợp đồng tài trợ hay luật quốc gia, chủ sở hữu của các tài liệu có khả năng bảo hộ bởi quyền tác già được quyết định như sau:

Quyền tác giả đối với các tài liệu hướng dẫn như bài giảng, ghi chép, các bản in và sách sẽ thuộc sở hữu của Nhà khoa học soạn thảo chúngPIPRA.

Quyền tác giả đối với các công trình khoa học tạo ra từ nghiên cứu thuộc sở hữu của Nhà khoa họcĐơn vị tài trợ nghiên cứu nếu có, nếu không thì thuộc khoaPIPRA

Quyền tác giả đối với các luận văn tốt nghiệp của sinh viên thực hiện qua nghiên cứu được tài trợ thuộc sở hữu của Sinh viênGiảng viên của khoa hướng dẫn sinh viênĐơn vị tài trợ nghiên cứu nếu có, nếu không thì thuộc sinh viênPIPRA.

Quyền tác giả đối với các nhiệm vụ được giao thuộc sở hữu của Chủ hợp đồngPIPRA.

Đối với các tài liệu không thuộc sở hữu của PIPRA, nhưng được tạo ra nhờ sử dụng các trang thiết bị của PIPRA, chủ sở hữu cần chuyển giao miễn phí cho PIPRA để sử dụng cho các mục đích giáo dục và đào tạo.

Sử dụng trang thiết bị do PIPRA quản lý

Các sáng chế có khả năng bảo hộ, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tác phẩm có thể bảo hộ bởi quyền tác giả, bí mật kinh doanh hoặc sản phẩm nghiên cứu hữu hình khác sẽ không được coi là tạo ra nhờ sử dụng các trang thiết bị của PIPRA nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Không sử dụng các nguồn kinh phí do PIPRA quản lý để tạo ra sản phẩm trí tuệ;

Sản phẩm trí tuệ được tạo ra ngoài nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả trong dự án, chương trình nghiên cứu được tài trợ;

Sản phẩm trí tuệ được tạo ra sử dụng thời gian cá nhân không được trả lương của tác giả;

Chỉ sử dụng tối thiểu thời gian và trang thiết bị của cơ quan như chỗ làm việc trong văn phòng và trong phòng thí nghiệm; trang thiết bị của phòng thí nghiệm; trang thiết bị văn phòng; phần cứng và phần mềm máy tính; sự hỗ trợ của thư ký; giảng viên và nghiên cứu viên tập sự; đồ dùng văn phòng; và trang thiết bị trong thư viện.

Chia xẻ thu nhập

Nếu không có những hạn chế phát sinh từ các cam kết của PIPRA cần tuân thủ theo các hợp đồng với các đơn vị khác, PIPRA đồng ý chi trả hàng năm cho các tác giả hoặc người được thừa kế, ủy quyền,35 % của các khoản thu nhập thuần Trường nhận được đối với một sáng chế. 15% tiếp theo thuộc về phòng thí nghiệm nơi tác giả sáng chế làm việc để phục vụ cho các mục đích liên quan đến nghiên cứu, and the remaining portions of the royalties will go to PIPRA.

Các khoản thu nhập thuần chính là tổng thu nhập nhận được cho một sáng chế trừ đi các chi phí để đăng ký bảo hộ sáng chế, bảo vệ và duy trì sáng chế và các quyền sở hữu trí tuệ liên quan.

Các hướng dẫn chung về chuyển giao công nghệ

Các nguyên tắc chuyển giao công nghệ sau đây được áp dụng cho các hợp đồng chuyển giao với các đơn vị kinh tế tư nhân nhằm phát triển và/hoặc thương mại sản phẩm trí tuệ do PIPRA sở hữu. Hiệu trưởng có thể quyết định các trường hợp ngoại lệ khi cần:

Trừ những trường hợp ngoại lệ, không đơn vị nào được cấp phép độc quyền để phát triển và/hoặc thương mại sản phẩm trí tuệ do PIPRA sở hữu.

Trong những trường hợp bên nhận chuyển giao được cấp phép độc quyền nhưng không triển khai và thương mại sản phẩm trí tuệ trong một khoảng thời gian xác định thì các quyền được chuyển giao sẽ lại thuộc về PIPRA.

Bên nhận chuyển giao cần thanh toán cho PIPRA tất cả các khoản chi phí liên quan đăng ký bảo hộ sáng chế, theo đuổi và duy trì sáng chế. Trong trường hợp, khi được cấp bằng sáng chế thì bên nhận chuyển giao được phép tiến hành các hành động cần thiết để chống vi phạm, bảo vệ và duy trì quyền đối với sáng chế đó.

PIPRA, tác giả sáng chế và các nhân viên của PIPRA cần được bảo vệ và không chịu mọi trách nhiệm pháp lý liên quan đến phát triển, tiếp thị hoặc sử dụng sản phẩm trí tuệ.

Quy trình chuyển giao không được hạn chế các quyền công bố của tác giả/ người sáng tạo theo những cách không phù hợp với các mục tiêu nghiên cứu và giảng dạy của trường.

Nếu bên nhận chuyển giao ký kết hợp đồng thứ cấp các sản phẩm trí tuệ, thì họ phải chia tối thiểu là 50% thu nhập nhận được từ các hợp đồng thứ cấp này.

Không có ràng buộc nào đối với các sáng chế tiềm năng từ những cải biến trên sản phẩm trí tuệ chuyển giao.

Các đơn vị tài trợ cho các nghiên cứu có sản phẩm trí tuệ là đối tượng đầu tiên được quyền nhận chuyển giao sản phẩm trí tuệ.

Phòng Chuyển Giao Công Nghệ sẽ bổ sung các điều kiện khác nếu cần.

Các hợp đồng tư vấn

Nếu các thành viên của PIPRA tiến hành các dịch vụ tư vấn cho các cơ quan bên ngoài thì họ phải thông báo về các hoạt động đó cho Phòng Chuyển Giao Công Nghệ Của PIPRA.

Mỗi cá nhân của PIPRA có trách nhiệm đối với cộng đồng PIPRA đảm bảo rằng các điều khoản trong những hợp đồng tư vấn của họ với bên thứ ba không bất đồng với các cam kết của họ với PIPRA. PIPRA sẽ không đàm phán bất kỳ hợp đồng tư vấn nào cho giảng viên, sinh viên, nhân viên. Tuy nhiên, mọi thắc mắc về các quy chế của PIPRA có thể liên hệ với Phòng Chuyển Giao Công Nghệ.

PIPRA sẽ đàm phán các hợp đồng tư vấn cho các cá nhân thành viên nhằm đảm bảo rằng các điều khoản trong những hợp đồng đó không bất đồng với các cam kết của thành viên được quy định trong các quy chế sở hữu trí tuệ của PIPRA. Tuy nhiên, mỗi cá nhân thành viên có trách nhiệm đảm bảo rằng các cam kết của họ theo các quy chế PIPRA không bị vi phạm trong quá trình họ tiến hành các hoạt động tư vấn.

Đặc biệt, phạm vi của các dịch vụ tư vấn nên tách biệt với phạm vi của các nghĩa vụ nghiên cứu họ thực hiện tại PIPRA.

Ngoài ra, các nhà khoa học không được sử dụng thời gian được Trường đại học trả lương cũng như các trang thiết bị của trường để thực hiện các hoạt động tư vấn.